Răng sứ hay còn gọi là mão răng sứ là một loại răng giả có hình dáng, màu sắc và kích thước được tạo ra tương đương với răng thật nhưng có ruột rỗng bên trong. Bác sĩ sẽ sử dụng mão răng sứ để chụp lên cùi của răng thật giúp cải thiện hình dáng, thẫm mỹ và chức năng cho răng.
Bọc răng sứ có tốt không?
Gia tăng tính thẩm mỹ
Nhờ có hình dáng và màu sắc tương tự răng thật nên đây được đánh giá là phương pháp phục hồi thẩm mỹ hiệu quả cho những răng đã chữa tủy, răng vỡ lớn, răng sâu hoặc răng bị một vài khiếm khuyết khác,…
Độ bền của răng cao
Khi sử dụng vật liệu sứ được chứng thực chất lượng, nguồn gốc xác minh rõ ràng và có bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng kỹ thuật thì độ bền của răng sứ có thể lên đến 8-10 năm. Trong thời gian sử dụng, nhờ có tính cứng chắc nên chức năng nhai của răng luôn được đảm bảo.
Quá trình bọc sứ diễn ra nhanh chóng
Hiện nay, thời gian điều trị răng sứ thường diễn ra từ 3-7 ngày thông qua 3-5 buổi hẹn. Dựa theo tình trạng răng miệng, số lượng răng cần bọc sứ, cơ sở vật chất của phòng khám và trình độ chuyên môn của bác sĩ mà thời gian sẽ nhanh hoặc chậm khác nhau.
Rủi ro có thể gặp khi bọc răng sứ?
Đa số các trường hợp bọc răng sứ sẽ không có rủi ro xảy ra, tuy nhiên sẽ có một số ít tình huống rủi ro xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro:
-
Nha sĩ có kỹ thuật phục hình không chính xác dẫn đến việc đánh giá sai trong thời gian thực hiện vệ sinh và điều trị bệnh lý răng miệng.
-
Bác sĩ có tay nghề kém, kỹ thuật mài răng không đúng gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của răng thật.
-
Nguồn gốc của răng sứ không rõ ràng hoặc không chứng thực, chất lượng kém. Do đó, khi tồn tại ở môi trường khoang miệng dẫn đến tình trạng răng có mùi hôi, nhanh xỉn màu và bị oxy hóa theo thời gian.
-
Áp dụng công nghệ nha khoa lạc hậu dẫn đến việc chế tạo răng sứ kém chất lượng, đánh giá và đo đạc răng không chính xác. Làm cho răng bị vênh, bị hở và hôi miệng sau khi thực hiện bọc răng sứ.
-
Chế độ ăn không lành mạnh sau khi bọc răng sứ, vệ sinh răng miệng sai cách.
Những rủi ro có thể gặp:
-
Xuất hiện tình trạng đau nhức kéo dài
-
Khi răng bị mài quá mỏng và xâm phạm đến khoảng sinh học sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, dẫn đến viêm lợi và viêm xương hàm khiến cho đau nhức kéo dài sau khi bọc răng sứ.
-
Miệng có mùi hôi
-
Khi răng sứ không được chế tác đúng kích thước sẽ tạo nên khe hở giữa răng thật và răng mão sứ hoặc bị vênh. Khe hở này sẽ là cơ hội cho thức ăn giắt vào, khó vệ sinh sạch sẽ, sinh ra vi khuẩn gây nên mùi từ đó dẫn đến tình trạng hôi miệng.
-
Bị tụt lợi hoặc viêm nướu
-
Nguồn gốc của răng sứ dùng để bọc không rõ ràng, theo thời gian sẽ khiến nướu xuất hiện triệu chứng sưng đỏ sau đó bị viêm, không săn chắc, đau nhức và có mùi hôi. Nếu kèm theo việc vệ sinh răng miệng không kỹ càng, điều trị bệnh lý răng miệng không dứt điểm sẽ sinh ra vi khuẩn trong khoang miệng dẫn đến viêm nướu và tụt lợi.
-
Cấu trúc của hàm bị lệch
-
Răng sứ có thể bị vênh làm cho khớp cắn bị lệch, việc nhai thức ăn sẽ gặp nhiều khó khăn do thao tác gắn mão sứ của bác sĩ không đúng kỹ thuật hoặc có tay nghề kém.
-
Răng sứ bị nứt, vỡ
-
Nếu răng được bọc bởi mão sứ chất lượng thấp, theo thời gian sẽ bị nứt, vỡ, xỉn màu răng bên trong không được bảo vệ tốt sẽ bị viêm và lung lay răng thật.
Khi nào nên làm răng sứ?
-
Bạn nên tham khảo phương pháp bọc răng sứ nếu thuộc một trong những trường hợp như sau:
-
Răng bị viêm tủy, bị sâu hoặc vỡ lớn.
-
Răng không đảm bảo được tính thẩm mỹ như: Răng bị thưa, hở kẽ hoặc lệch nhẹ. Răng bị nhiễm màu tetra hoặc fluor nặng.
Có 4 loại bọc răng sứ phổ biến:
Bọc trực tiếp lên răng đang bị hư tổn
Được chỉ định đối với răng bị sâu, sứt mẻ vẫn còn giữ được chân răng. Để thực hiện bọc sứ, bác sẽ sẽ mài nhỏ chân răng và tiến hành chụp răng sứ lên bên trên răng thật.
Làm cầu răng sứ
Chỉ định cho răng đã bị mất hoàn toàn không còn khả năng phục hồi, sẽ thực hiện bọc răng sứ gián tiếp thông qua việc làm cầu răng sứ. Cụ thể, 2 răng bên cạnh răng đã mất sẽ được bác sĩ mài và làm trụ gắng cầu cho răng.
Dán răng sứ Veneers
Trường hợp răng thưa, răng mọc ngắn, xỉn màu hoặc mọc lệch ở mức độ nhẹ thì có thể dán răng sứ Veneers. Phương pháp này sẽ không cần mài quá nhiều răng thật và không cần lấy tủy nên răng được bảo tồn hoàn toàn.
Răng bọc sứ Implant
Đây là lựa chọn hàng đầu cho những ai bị mất chân răng. Cụ thể, phần chân răng đã bị mất đi sẽ được thay thế bằng một loại chân răng nhân tạo Implant sau đó gắn thêm răng sứ lên trên trụ Implant đã được tạo trước đó. Với cách này, bác sĩ không cần mài răng thật, cho khả năng
Quy trình bọc răng sứ
Bước 1: Sửa soạn răng bị hư tổn.
-
Trường hợp răng hư tổn, sâu nặng bị ảnh hưởng vào tủy, bác sĩ tiến hành chữa tủy.
-
Yếu tố quan trọng để làm răng sứ là răng phải khỏe hoặc được điều trị tủy hoàn chỉnh
Bước 2: Nha sĩ thực hiện việc mài chỉnh cho răng thật nhỏ lại để có thể gắn mão răng lên trên
Bước 3: Nha sĩ dùng một loại silicone đặc biệt chuyên dùng trong nha khoa để lấy dấu răng đã được mài chỉnh, lấy dấu khớp cắn hai hàm và gởi đến phòng labo để làm răng sứ
Bước 4: Nha sĩ gắn mão răng tạm thời trên răng vừa được mài chỉnh để tránh tình trạng thiếu thẩm mỹ
Bước 5: Labo sẽ tiếp tục tiến hành qua nhiều khâu sản xuất khác nhau, có những giai đoạn phải làm thủ công bằng tay, ở những giai đoạn khác có thể áp dụng công nghệ số 3D vào sản xuất, nhưng tất cả khâu đều có một điểm chung đó là đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối và tỉ mỉ.
Bước 6: Sau khi sản xuất hoàn tất răng sứ, Labo sẽ chuyển đến cho nha sĩ. Nha sĩ sẽ tiến hành gắn thử, điều chỉnh, khi mọi thứ đều tốt và ổn định, răng sứ sẽ được gắn vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Cần lưu ý những điều gì sau khi bọc răng sứ?
-
Tránh tác động lực mạnh lên răng sứ: Nếu bạn đang có thói quen nghiến răng hay chải răng mạnh thì nên ngừng thói quen này sau khi bọc răng sứ. Bởi nó sẽ gây ra tình trạng mài mòn, làm cho răng sứ dần mất đi khả năng kháng vết bám của mình và giảm dần độ bền.
-
Không chăm sóc răng miệng sạch sẽ: Nếu bạn không chú trọng việc vệ sinh răng miệng thì sẽ xuất hiện vi khuẩn và mảng bám trên răng tạo ra acid, gây ảnh hưởng đến độ bền của răng sứ.
-
Chế độ ăn uống không khoa học: Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều acid và đường sẽ gây hại cho răng khiến chúng bị sâu.
-
Không thăm khám kiểm tra răng miệng định kỳ: Việc không thường xuyên thăm khám kiểm tra răng miệng định kỳ có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và trạng thái của răng sứ. Những cuộc kiểm tra định kỳ không chỉ giúp nha sĩ theo dõi tình trạng của răng sứ mà còn giúp phát hiện kịp thời bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra.
Ngoài ra, nếu ban đầu bạn lựa chọn những loại mão răng chất lượng thấp, giá thành rẻ và nguồn gốc không rõ ràng,… theo thời gian răng sứ sẽ bị nứt, vỡ hoặc một số vấn đề khác như bị viêm tủy răng,…
Cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ
-
Thường xuyên vệ sinh răng miệng, việc này không chỉ bảo vệ cho răng sứ mà còn giúp bạn tránh khỏi những bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu...
-
Đăng răng thường xuyên với chu kỳ từ 2-3 lần/ngày.
-
Chải răng đúng cách với bàn chải lông mềm.
-
Sử dụng những sản phẩm có công dụng làm sạch sâu cho răng miệng gồm tăm nước, cây chải kẽ răng,…
-
Tăng làm sạch răng miệng bằng các loại nước súc miệng.
-
Bàn chải cần được vệ sinh thường xuyên, thay bàn chải định kỳ hoặc có dấu hiệu của xơ, rụng.
-
Thay đổi chế độ ăn uống
-
Uống nước đầy đủ để độ ẩm trong khoang miệng được cân bằng, tránh được những tác động xấu của acid trong thực phẩm và đồ uống sau khi ăn.
-
Cung cấp vitamin cần thiết có lợi cho sức khỏe răng miệng bằng các loại trái cây tươi và rau xanh.
-
Hạn chế các loại thực phẩm có tính acid và đồ ngọt để tránh hư tổn đến men răng.
-
Không uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích và hút thuốc vì nó làm cho màu răng sẽ bị xỉn theo thời gian.
-
Bỏ thói quen chải răng mạnh và nghiến răng nhằm hạn chế tổn thương đến hàm răng của bạn.