Áo bà ba là loại trang phục truyền thống của phụ nữ miền nam Việt Nam. Một số nơi còn gọi áo bà ba là áo cánh. Được xem như là biểu tượng của người con gái miền Tây dịu dàng, chân chất mộc mạc. Áo thường được làm từ các chất liệu phổ biển như vải lụa, gấm hay vải nâu[...]
Áo bà ba là loại trang phục truyền thống của phụ nữ miền nam Việt Nam. Một số nơi còn gọi áo bà ba là áo cánh. Được xem như là biểu tượng của người con gái miền Tây dịu dàng, chân chất mộc mạc. Áo thường được làm từ các chất liệu phổ biển như vải lụa, gấm hay vải nâu... Ngoài những chiếc áo bà ba, hình ảnh của khăn rằn, nón lá cũng là thứ cực thân thuộc với đời sống của con người vùng nam bộ.
Lịch sử ra đời
Có nhiều ghi chép cho rằng áo bà ba xuất hiện tại Việt Nam từ thế kỷ thứ 19, do nhà chính trị Trương Vĩnh Ký sử dụng áo cách tân của người Penang. Họ cho rằng áo bà ba là du nhập vào Việt Nam thông qua sự di dân của Trung Quốc đến các nước thuộc địa của Anh.
Tuy nhiên, cũng có một số ghi chép khác cho rằng áo bà ba là kiểu áo Kebaya, một loại áo cánh của người phụ nữ Peranakan. Những chiếc áo này trong quá trình sinh sống, trao đổi buôn bán đã du nhập vào Việt Nam.
Cấu tạo
Những chiếc áo bà ba ban đầu có thiết kế không có cổ áo, phần thân áo sẽ được dùng vải nguyên mảnh và ghép với hai mảnh của thân trước, sử dụng cúc để nối với nhau. Dáng áo nam thì suông còn áo nữ thì có chít eo để tôn dáng hơn.
Ban đầu, áo bà ba thường được người nông dân mặc nên có những màu đen và màu nâu, chất liệu thô, nhanh khô để tiện lợi hơn. Những chiếc áo của tầng lớp quý tộc, nhà giàu thì sẽ dùng vải lụa tơ tằm hay gấm để may, với bảng màu cực đa dạng.
Cúc áo bà ba cũng có lịch sử thay đổi lớn. Ban đầu loại cúc thường dùng là cúc bấm, sau đó nhiều loại cúc hơn được dùng, như cúc cài, cúc kim loại, cúc ngọc... Điều này cũng giúp cho chiếc áo có điểm nhấn hơn.
Trải qua thời gian dài, những chiếc áo bà ba của miền Nam đã có thêm nhiều sự thay đổi để phù hợp hơn với cuộc sống mới cùng xu hướng thời trang của thời đại. Cũng nhờ thế mà chiếc áo này có thêm sự hiện đại. Một số nhà thiết kế còn cách điệu cho áo thành kiểu cổ tim, cổ tròn, tay ghép hay rắc-lăng,... Cổ lá sen hay áo bà ba cổ cánh én cũng là lựa chọn cho nhiều chị em.
Ý nghĩa
Chiếc áo bà ba có ý nghĩa như thế nào? Hình ảnh chiếc áo bà ba thường khiến cho chúng ta nghĩ về người mẹ, người chị vùng đất miền Tây chân chất, thật thà. Vừa giản dị mộc mạc mà vẫn đượm tình quê. Đặc biệt vùng miền Tây sông nước, các bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô gái mặc áo bà ba chèo các con thuyền xuôi ngược.
Hình ảnh chiếc áo bà ba cũng xuất hiện trong những trận chiến oanh liệt của Tổ quốc. Các mẹ, các chị kiên cường, bất khuất tham gia các cuộc chiến để giữ nước, giữ đất quê hương. Dù thời gian có trôi xa đến đâu, hình ảnh này cũng không bao giờ bị lãng quên. Cũng giống như phụ nữ miền Bắc với chiếc áo tứ thân, thì miền Nam là áo bà ba, khăn rằn và nón lá