Miệng Núi Lửa Cổ 118, một trong hàng trăm di tích địa chất tại Phú Tân, Định Quán. Ngọn núi đã tắt từ cả triệu năm trước nhưng dấu vết nham thạch (đá ong) vẫn còn trải dài trong bán kính cả cây số.
[...]
Miệng Núi Lửa Cổ 118, một trong hàng trăm di tích địa chất tại Phú Tân, Định Quán.
Ngọn núi đã tắt từ cả triệu năm trước nhưng dấu vết nham thạch (đá ong) vẫn còn trải dài trong bán kính cả cây số.
Đường lên núi là đường dân sinh nên cũng dễ đi, ae chạy tầm 800m từ KM 118 QL20 vào là tới.
Có thể trekking lên miệng núi lửa để tham quan.
Hai bên Quốc lộ 20, đoạn cây số 118 thuộc phạm vi xã Phú Vinh và Phú Tân (huyện Định Quán) có hai ngọn núi lửa nằm giữa đồng trống, nổi bật trên nền trời xanh. Núi không cao, đỉnh núi bè ra. Dưới ánh nắng có thể thấy rõ những bụi chuối và những hàng đậu bắp vuông vức chạy theo những bậc thang quanh triền núi.
Đây là những ngọn núi lửa đã tắt hàng triệu năm trước. Nham thạch chảy xa đến hàng chục cây số quanh núi, và chỗ nào cũng thấy đá ong.
Đá rất nhiều khiến cho việc cơ giới hóa hầu như không thể thực hiện được. Tất cả mọi công việc trồng trọt ở đây đều phải làm bằng tay.
Núi cao khoảng 120m. Để đến được chân núi, chiếc xe máy mà tôi mượn được anh bạn làm ở Đài truyền thanh Định Quán phải nhảy như ngựa phi trên những con đường mòn hẹp và lởm chởm đá.
Những tảng đá ong lỗ chỗ nằm đầy trên mặt đất. Những cục nhỏ được xếp lại thành những bức tường đá dài như vô tận.
Tôi thực sự khâm phục tinh thần lao động của bà con nông dân ở đây. Cả một cánh đồng mênh mông đậu nành nhưng hiếm thấy bóng cây cỏ.
Tôi theo chân những người dân canh tác ở đây lên núi. Sườn núi dốc dựng đứng đến hơn 45 độ, đi trên mặt đất có thể bị ngã. Nói là đi nhưng thực ra tôi gần như…bò lên núi. Và từ xa nhìn ngỡ núi thấp lắm, không ngờ khi bò lên mới thấy đỉnh núi… xa thăm thẳm. Nhưng những người dân địa phương lại đi lên núi rất thoải mái như đang lên cầu thang gác.
Dẫn đầu đoàn người là chú bé Tuấn mới 10 tuổi. Chú bé leo thoăn thoắt. Cậu bé này bảo, mỗi ngày cậu đều lên xuống núi vài lần như đi dạo. Khi tôi leo đến miệng núi lửa, việc đầu tiên là… nằm lăn ra thở, chân tay dường như không còn dính với cơ thể nữa.
Ảnh: Phạm Hoàng Tuấn