Bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng gây hại trên cây sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc ươm đến khi trưởng thành và khi đang cho hoa quả. Đặc biệt là vườn sầu riêng giai đoạn kinh doanh. Bệnh do nấm gây ra, thường xuất hiện trong mùa mưa.[...]
Bệnh nứt thân xì mủ sầu riêng gây hại trên cây sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc ươm đến khi trưởng thành và khi đang cho hoa quả. Đặc biệt là vườn sầu riêng giai đoạn kinh doanh. Bệnh do nấm gây ra, thường xuất hiện trong mùa mưa.
1. Tác nhân
-
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng nguyên nhân chính là do nấm Phytophthora sp. gây ra.
-
Nấm tồn tại trong đất, gây hại trên sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc ươm đến khi trưởng thành và khi đang cho hoa quả. Đặc biệt là vườn sầu riêng giai đoạn kinh doanh.
-
Nấm gây bệnh trên hầu hết các bộ phận rễ, thân, lá, hoa và quả.
2. Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh
-
Nấm gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng rất dễ dàng xâm nhập khi nhiệt độ thấp, có độ ẩm cao, mưa gió nhiều. Khi sầu riêng bị ngập nước thì càng dễ tích tụ mầm bệnh.
-
Nấm phát triển mạnh trong điều kiện trồng mật độ cao, đào hố trồng thấp nên gốc luôn bị ẩm, cành thấp chạm đất, kết hợp vườn bị rợp bóng, hệ thống thoát nước kém, bón phân thừa đạm…
-
Do vườn trồng sầu riêng trên nền đất cũ trước đó đã trồng các cây là ký chủ của nấm Phytophthora như là cây cao su, hồ tiêu, dừa,…
-
Do bà con không kiểm tra vườn thường xuyên nên không phát hiện bệnh kịp thời sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
3. Triệu chứng
3.1. Triệu chứng ở rễ
-
Rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa, cây không phát triển.
3.2. Triệu chứng thối thân ở thân, cành
-
Thân cây phía chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt, có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch.
-
Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra lấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển.
3.3. Triệu chứng ở lá
-
Đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành màu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.
3.4. Dấu hiệu bị bệnh nứt thân chảy mủ ở trái
-
Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả. Sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả.
-
Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.
Biện pháp phòng trừ
1. Phòng bệnh bằng các biện pháp canh tác
-
Đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa, không để nước ứ đọng lâu ngày trong gốc.
-
Tưới cây bằng nguồn nước sạch.
-
Trồng cây với mật độ thích hợp tùy giống, để có ánh nắng, giảm áp lực phát sinh bệnh.
-
Không đào hố để trồng, mà nên trồng trên luống, làm luống theo hướng Đông Tây để mỗi cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày.
-
Thường xuyên thăm vườn, vệ sinh vườn thu gom tàn dư cây bị bệnh đem tiêu hủy; cắt tỉa các cành nhánh gần mặt đất, vệ sinh làm cỏ vùng gốc thông thoáng.
-
Phủ gốc bằng rơm khô hay cỏ khô, không phủ gốc bằng xơ dừa để giữ ẩm cho cây.
-
Thăm khám vườn thường xuyên, nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng xử lý kịp thời.
2. Trị bệnh bằng biện pháp hóa học
-
Dùng dao cắt gọt hết phần vỏ và gỗ bị nhiễm bệnh (phần biến màu). Sau đó dùng thuốc Rorigold 720WP quét lên chỗ vừa gọt, kết hợp phun toàn cây và gốc để phòng ngừa lây lan.
-
Phun phòng cho các cây lân cận gần cây bệnh để tránh bị lây lan. Trong mùa mưa, nên chủ động phun phòng bệnh sẽ giúp làm giảm chi phí phòng trừ.
-
Sau khi cây trồng đã ổn định, tiến hành bón bổ sung phân bón trung vi lượng. Canxi hàm lượng cao giúp hạn chế tình trạng cây bị nứt vỏ. Giúp bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu để cây trồng phát triển toàn diện.
XEM THÊM: Kỹ thuật trồng sầu riêng