Elastin là một loại protein rất đàn hồi trong mô liên kết và cho phép nhiều mô trong cơ thể tiếp tục hình dạng của chúng sau khi kéo dài hoặc co lại. Elastin giúp da trở lại vị trí ban đầu khi bị chọc hoặc bị chèn ép.[...]
Elastin là một loại protein rất đàn hồi trong mô liên kết và cho phép nhiều mô trong cơ thể tiếp tục hình dạng của chúng sau khi kéo dài hoặc co lại. Elastin giúp da trở lại vị trí ban đầu khi bị chọc hoặc bị chèn ép.
Ngoài collagen, thì elastin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì sự tươi trẻ của làn da. Nó tác động nhiều đến sự đàn hồi của da, tham gia vào quá trình lão hóa da, giúp làm lành vết thương cũng như tái tạo lại vùng da bị sẹo. Cụ thể những tác động này hoạt động như thế nào, bạn hãy đọc bài viết sau đây.
1.Elastin là gì?
Elastin là một loại protein tham gia cấu tạo nên thành phần của sợi đàn hồi trong cấu trúc của da. Nó bao gồm nhiều phân tử tropoelastin liên kết chéo với nhau tạo thành phức hợp elastin lớn hơn.
Trong cơ thể, elastin đóng vai trò là mô chịu lực quan trọng. Hoạt chất này có tính đàn hồi cao và mặt trong các mô liên kết, giúp mô khôi phục lại hình dáng ban đầu sau khi bị kéo căng ra hoặc co lại.
Theo thời gian, số lượng elastin trong cơ thể sẽ giảm dần, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự lão hóa tự nhiên, tác động từ môi trường như tia UV, khói, bụi, …
2.Những tác dụng của elastin đối với làn da
Elastin tạo độ đàn hồi cho da
Độ đàn hồi của da được tạo nên từ các sợi đàn hồi. Các sợi này nằm ở lớp hạ bì da (lớp trong cùng của da), chiếm từ 2 đến 4% trọng lượng không có chất béo của lớp hạ bì da của người lớn. Trong đó, sợi đàn hồi này được cấu tạo chủ yếu từ elastin và fibrillin sợi nhỏ.
Elastin được tạo ra từ các tế bào tạo đàn hồi chẳng hạn như nguyên bào sợi. Quá trình hình thành elastin này bắt đầu khi các tropoelastin được tế bào nguyên bào sợi tiết ra môi trường ngoại bào. Và kết thúc sau khi quá trình đông tụ các tropoelastin hoàn tất và hình thành các liên kết chéo để tạo ra elastin.
Như vậy, nếu quá trình sản sinh ra elastin được duy trì ổn định thì cấu trúc da của chúng ta sẽ bền vững. Nhờ đó, duy trì được sự săn chắc và độ đàn hồi cho làn da.
Suy giảm elastin làm da bị lão hóa
Quá trình lão hóa khiến da nhăn nheo, giảm độ đàn hồi. Ở da, lão hóa làm thay đổi cấu trúc mạng lưới sợi đàn hồi, dẫn đến làm giảm khả năng phục hồi mô. Từ đó, nó làm tổn thương cấu trúc và suy giảm cân bằng nội mô.
Khi bị tác động của bệnh tật, ánh sáng mặt trời, tổn thương do viêm nhiễm,… da sẽ kích hoạt ezyme phân giải độ đàn hồi elastases. Dưới sự tác động của ezyme, elastin bị phá hủy bằng 2 cách thức như sau:
-
Cách 1: Elastases làm sợi đàn hồi ngắn lại và phân mảnh
-
Cách 2: Tích tụ protein do thay đổi dư lượng axit aspartic, tích tụ canxi, lipid, glucose, chất béo trung gian,…
Và khi elastin bị phá hủy, nó sẽ khó khôi phục lại như ban đầu. Vì da không có khả năng bổ sung hoặc tự sửa chữa các sợi đàn hồi một cách tự nhiên. Bởi vậy, phần lớn liệu pháp hiện nay là bảo vệ elastin hơn là tìm cách thay thế chúng.
Elastin làm lành vết thương
Khi da bị tổn thương, các tropoelastin sẽ được kích hoạt một cách nhanh chóng. Điều này nêu bật được vai trò của sợi đàn hồi nói chung và elastin nói riêng trong việc chữa lành vết thương.
Elastin góp phần vào việc làm lành vết thương không chỉ nhờ cung cấp độ đàn hồi cơ học mà còn tác động lên tế bào làm giảm dần sự co lại của vết thương và cải thiện sự tái tạo ở lớp hạ bì.
Ngoài ra, từ các dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy tropoelastin ngoại sinh hoạt động như một chất nền trong quá trình sửa chữa mô. Nó cho phép tạo ra các sợi đàn hồi trong việc chữa lành các vết thương.
Cấu trúc elastin bị phá vỡ sẽ hình thành sẹo
Số lượng elastin sẽ càng giảm khi số tuổi càng tăng. Khi có sẹo ở tuổi trưởng thành do những tổn thương như mụn trứng cá nặng, vết rạn da, vết mổ, vết bỏng, tổn thương do ánh sáng mặt trời hoặc lão hóa, có thể do da không được cung cấp đủ elastin trong giai đoạn tái tạo lại da.
Sự thoái hóa và sắp xếp không theo trật tự của mạng lưới đàn hồi khi da bị tổn thương sẽ hình thành nên các sẹo lõm hay sẹo lồi.
Trong nghiên cứu về vai trò của sợi đàn hồi trong việc hình thành và điều trị sẹo, người ta nhận thấy trong hầu hết các vết sẹo đều giảm đáng kể lượng elastin, các sợi đàn hồi bị phân mảnh và cấu trúc collagen bị biến dạng.
Vì vậy, khi da đang tổn thương, nếu bạn cung cấp đủ dưỡng chất để elastin phục hồi lại trạng thái ban đầu sẽ hạn chế việc hình thành sẹo.