Hướng dẫn làm hồ cá bằng bạt nhựa HDPE. Sử dụng bạt nhựa chống thấm để ngăn cản sự di chuyển của dòng nước, thay thế cho phương pháp xây hồ bê tông truyền thống tốn kém.
Bước 1: Chuẩn bị
MẶT BẰNG
Tùy vào phương thức hồ cá mà bạn lựa chọn mà công tác chuẩn bị mặt bằng sẽ có sự khác nhau. Nếu bạn đang có ý định thi công hồ cá là loại hồ cảnh quan được đào và định hình nghệ thuật, thì bạn cần đào hồ theo kích thước, độ sâu đúng như trong thiết kế định sẵn trước đó. Còn với hình thức hồ nổi thì mặt bằng đặt hồ cần được đầm chặt, khô ráo, loại bỏ sỏi đá, vật nhọn để tránh việc lắp đặt bạt gặp phải vật cản làm rách bạt.
Vị trí đặt hồ nuôi cá nên thông thoáng và rộng rãi, đảm bảo điều kiện tối ưu nhất cho sự phát triển của cá. Đặc biệt là khi bạn nuôi cá cảnh, cây xanh, bóng mát hay môi trường sinh thái xung quanh đều sẽ là một phần làm nên môi trường sống tự nhiên cho cá, gióp phần kiến tạo thẩm mỹ cho hồ cá và cảnh quan của bạn.
VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG
Chuẩn bị loại bạt HDPE có độ dày phù hợp với điều kiện thi công và mức ngân sách đầu tư.
Chuẩn bị những thiết bị thi công như: máy hàn, ốc vít, Pát chữ L 4 lỗ, máy khoan, máy cắt, thước đo,… Máy móc hỗ trợ nuôi cá: máy bơm, hệ thống ống nước.
Nếu thi công hồ nổi thì bạn cần làm khung hồ trước. Các vật liệu làm khung hồ phổ biến nhất hiện nay là khung sắt, thép, khung thép mạ kẽm.
Bước 2: Thi công lót bạt HDPE
Dọn sạch mặt bằng hồ bạn nên dải một lớp cát mỏng mịn ở bên dưới của đáy hồ(hoặc làm mịn bề mặt). Sau đó lót tấm vải địa kỹ thuật phía dưới, để bảo vệ lớp màng chống thấm HDPE. Giúp kéo dài tuổi thọ của loại bạt này.
Nếu muốn tiết kiệm chi phí thì có thể tận dụng những tấm lót cũ, bạt phơi nông sản cũ, hay bao bì cũ,.. để thay cho lớp vải địa kỹ thuật. Chỉ cần đảm bảo bề mặt tiếp xúc với bạt HDPE được sạch và bằng phẳng sẽ mang lại kết quả thi công tốt nhất.
Tiến hành lót bạt HDPE. Chú ý phải dùng các mảng đá vừa để cố định và định hình bạt lót.
Bước 3: Lắp đặt các hệ thống bơm và lọc nước
Trong thi công hồ nuôi cá, bạn không thể bỏ qua phần hệ thống bơm nước, lọc nước. Với mục đích đảm bảo vận hành tốt nhất cho hồ cá, và xử lý môi trường nước nuôi, hệ thống lọc và bơm nước cần được đầu tư một cách nghiêm túc nhất.
Bước 4: Kiểm tra và trang trí
Kiểm tra một lần nữa sự vận hành của hệ thống lọc, bơm nước cũng như công tác lót bạt và cân chỉnh bạt cho hợp lý, đẹp mắt.
Cuối cùng có thể trang trí thêm vào hồ cá một số tiêu cảnh tuỳ sở thích để tăng vẻ đẹp cho hồ cá. Rồi bạn có thể bơm nước vào và thả cá bình thường.
Những lưu ý quan trọng khi thi công hồ nuôi cá lót bạt
Không đặt ống bơm ở vị trí thấp nhất trong hồ, vì khi bơi, các hoạt động đẩy nước của cá sẽ làm chất thải bên trong hồ bị đẩy vào ống bơm, lâu ngày sẽ gây tắt ống.
Nên sử dụng loại bạt đen để tạo cảm giác nước trong hơn. Bạn có thể dễ dàng thấy được được các hoạt động của cá khi bơi.
Không nên để đá dưới đáy hồ nuôi cá lót bạt HDPE, để tránh tích tự chất thải lâu ngày, ảnh hưởng dòng chảy và khó xử lý nước.
Tại sao bạn nên chọn lót bạt HDPE cho hồ nuôi cá
Trong thi công hồ cá lót bạt hiện nay, loại bạt lót hồ cá phổ biến nhất là bạt nhựa chống thấm HDPE. Với ưu điểm vượt trội về khả năng chống thấm cùng đặc tính kháng hóa chất, an toàn với môi trường và vật nuôi đã khiến loại bạt này trở thành lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Ngoài lợi thế về chi phí khi tiết kiệm nhân công, vật liệu xây dựng, thời gian thi công so với hồ bê tông, hồ cá lót bạt còn có lợi thế về tính linh động. Dễ dàng duy chuyển nơi đặt hồ cá và tận dụng lại phần bạt đã lót khi chuyển sang vị trí khác.