6 Điều kiện khi thành lập Công ty, Doanh Nghiệp | Khởi Nghiệp

6 Điều kiện khi thành lập Công ty, Doanh Nghiệp

6 điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp cho công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Những điều kiện cụ thể về vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, tên công ty, địa chỉ trụ sở chính[...]

Xem thêm

6 điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp cho công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Những điều kiện cụ thể về vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, tên công ty, địa chỉ trụ sở chính

TÓM TẮT:

  1. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty
  2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
  3. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
  4. Điều kiện về tên công ty
  5. Điều kiện về trụ sở chính của công ty
  6. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

1. Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào điều lệ công ty. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.

VD: Để thành lập công ty kinh doanh ngành nghề tư vấn đầu tư chứng khoán thì phải có số vốn tối thiểu là 10 tỷ đồng.

Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên, vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Vì thế nếu để quá thấp sẽ làm giảm niềm tin với khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Còn nếu để mức vốn điều lệ cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác hơn, đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng của mình.

Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Vốn điều lệ quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Nộp 3.000.000 đồng/năm
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: Nộp 2.000.000 đồng/năm


2. Điều kiện về chủ thể
Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam NGOẠI TRỪ những trường hợp sau:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người chưa đủ 18 tuổi; không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

3. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp (đã nêu tại mục 2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp); người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.
  • Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
  • Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.


4. Điều kiện về tên công ty
Tên công ty phải bao gồm 2 yếu tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp được viết là: Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) , công ty cổ phần (Công ty CP) , công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN);
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Nếu không gắn tên doanh nghiệp theo quy định sẽ bị xử phạt từ 5 triệu - 10 triệu đồng theo quy định tại điều 34 Nghị định 50/2016 hoặc có thể bị đóng MST.
  • Khi đặt tên doanh nghiệp, phải tuân thủ 3 không:
    • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên phạm vi toàn quốc;
    • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
    • Không sử dụng cụm từ trong các cơ quan đoàn thể của nhà nước để đặt tên cho công ty mình.

5. Điều kiện về trụ sở chính của công ty
Theo điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và điều 6 Luật Nhà ở 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Trụ sở chính phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
  • Địa chỉ cần phải xác định rõ số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc là thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
  • Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể.
  • Ngoài ra, tùy thuộc từng ngành nghề đặc thù như sản xuất, chế biến, nuôi trồng,...thì pháp luật còn có những quy định khác


6. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp được quyền đăng ký kinh doanh những ngành, nghề mà luật không cấm, nhưng các ngành nghề đó phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc phải được quy định cụ thể tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

Còn đối với những ngành, nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện của từng ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tra cứu danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.

ĐIỀU KIỆN RIÊNG ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Ngoài việc phải tuân thủ và đáp ứng các điều kiện chung ở trên, đối với từng loại hình doanh nghiệp còn phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Điều kiện để thành lập công ty cổ phần: Bắt buộc phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa.
  • Điều kiện để thành lập công ty TNHH 1 thành viên: Bắt buộc chỉ có 1 cá nhân/ tổ chức là chủ sở hữu (người đứng ra thành lập công ty). Chủ sở hữu có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Điều kiện để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Phải có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp.
  • Điều kiện để thành lập công ty hợp danh:
    • Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
    • Thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân:
    • Chủ doanh nghiệp tư nhân là cá nhân, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động của doanh nghiệp;
    • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
    • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết để bạn định hướng những nội dung cần thiết cho việc chuẩn bị thành lập công ty, doanh nghiệp.

Nguồn: sưu tầm

Search:

6 Điều kiện khi thành lập Công tyDịch vụ kế toánDịch vụ thành lập doanh nghiệpDịch vụ báo cáo thuếQuy trình thành lập doanh nghiệp

LIÊN HỆ ĐĂNG TIN:

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO 247:

Xem thêm

App đặt đồ ăn online cho kinh doanh Quán cafe, Quán ăn

Các App đặt đồ ăn online phổ biến hiện nay như GrabFood, ShopeeFood, VILL,… ra đời giúp chủ quán có thể một kênh bán hàng... ( 112)

Lập website cá nhân | Ý nghĩa và giá trị

Website cá nhân thường là dạng blog để ghi lại nhật ký đi du lịch hoặc thể hiện chuyên môn nghề nghiệp. Website cá nhân có... ( 150)

Cẩm nang vận hành Quán Cafe vừa và nhỏ

Để kinh doanh quán cà phê dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần nắm vững chi tiết các khâu từ lúc bắt đầu đến khi vận hành.... ( 265)

Trung Nguyên Legend khai trương nhượng quyền tại Trung Quốc

Hôm nay 28/12/2023, Trung Nguyên Legend chính thức khai trương không gian Trung Nguyên Legend nhượng quyền đầu tiên tại thị trường tỷ đô... ( 594)

VUA CUA xuất khẩu 21.000 con cua Cà Mau ăn liền sang Mỹ

Khoảng 21.000 con cua Cà Mau, tương đương 11 tấn, được chế biến sẵn theo hình thức ăn liền vừa được đưa bằng máy bay vào thị trường... ( 87)

Có nên để giá bán khi kinh doanh Online?

Việc thể hiện giá bán trên các kênh Facebook, Website, sàn TMĐT...đối với mỗi loại hình dịch vụ, sản phẩm khá nhạy cảm ĐẶC... ( 53)

Cách quản lý Nhân viên chống gian lận trong kinh doanh Quán cafe

Sẽ có nhiều quan điểm cho rằng "Đã dùng người thì phải tin tưởng". Tuy nhiền, trên thực tế mọi việc lại không suôn... ( 403)

5 Lợi ích của việc thành lập công ty

Công ty mang một mức độ chuyên nghiệp với những khách hàng lớn, hơn nữa công ty còn được hưởng nhiều lợi ích khác. Sau... ( 76)

Bài Ghim

Cách phát triển Profile cá nhân trên Facebook

Tạo profile Nick cá nhân có sự thu hút sẽ giúp bạn dễ dàng kinh doanh online, kể cả hỗ trợ cho tổ chức mà bạn sở hữu Tùy... ( 831)

Chiến lược Marketing Online dành cho Người Quản lý, CEO, Chủ cơ sở

Là người quản lý, CEO, các chủ cơ sở...Bạn sẽ không có nhiều thời gian để tự làm Marketing Online. Do đó, bạn cần hiểu rõ... ( 1040)

Tạo QR code cho Quán cafe, Shop, Nhà hàng, SPA, Các mô hình kinh doanh

Bạn có một cơ sở kinh doanh là quán Cafe, SPA, Karaoke, Nhà hàng, Quán ăn, Quán nhậu, Chuỗi... I.CƠ CHẾ/CÁCH THỨC HOẠT... ( 358)

Mất khách chỉ vì không nhắn tin được cho khách trên Facebook

TÌNH HUỐNG Khách nhắn tin đến Fanpage Khi trả lời trên Business suite thì lỗi không gửi được Vào nick Facebook khách... ( 226)

Xây dựng cấu trúc chủ đề đăng bài

Vì sao cần xây dựng cấu trúc chủ đề viết bài: Tiết kiệm thời gian  Không bị bí ý tưởng Tạo sự phong... ( 89)