Đây được xem là loại bánh truyền thống có nguồn gốc từ người Dao Đỏ ở Yên Bái, Hà Giang và Lào Cao. Bánh chưng gù Hà Giang được nhiều người biết đến với các đặc điểm sau: Không giống như các loại bánh chưng khác, bánh chưng gù có kích thước khá nhỏ, đầy đặn và có hình dáng giống như chiếc lu.[...]
Đây được xem là loại bánh truyền thống có nguồn gốc từ người Dao Đỏ ở Yên Bái, Hà Giang và Lào Cao. Bánh chưng gù Hà Giang được nhiều người biết đến với các đặc điểm sau: Không giống như các loại bánh chưng khác, bánh chưng gù có kích thước khá nhỏ, đầy đặn và có hình dáng giống như chiếc lu.
THÀNH PHẦN/CÔNG THỨC
-
Nếp 1 kg
-
Thịt ba chỉ 800 gr
-
Đậu xanh 700 gr
-
Lá riềng 2 lá
-
Muối/tiêu 1 ít
Bánh chưng gù – món bánh ngon đến từ vùng đất có cao nguyên đá Hà Giang, chiếc bánh nhỏ bé xinh xinh, dễ ăn, dẻo thơm và ngon.
Bánh chưng gù có kích thước nhỏ khá vừa đủ xinh to hơn nắm tay một chút. Cầm trong lòng bàn tay có cảm giác múp míp, nhìn giống hình chiếc lu đất tròn dùng để đựng nước ngày xưa.
Hình dáng bánh chưng gù với người dân tộc dao mang ý nghĩa cho 1 người phụ nữ đang đeo gùi trên lưng. Đó là khi họ cúi xuống hái lúa, hái ngô trên nương rẫy đã tạo nên hình dạng của chiếc bánh chưng này.
Bánh rất dễ mang theo, dễ bỏ túi, dễ bóc, dễ ăn bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi đang đói bạn có thể “tẩn” được hẳn 2 cái…
Bánh chỉ có 1 hoặc 2 lớp lá dong để gói, ít hơn nhiều so với bánh chưng truyền thống, nên việc bóc dễ dàng và nếu khéo thì tay không bị lấm lem.
Phần vỏ làm bằng gạo nếp ngâm với nước lá dong riềng trước khi gói tạo màu xanh đều từ trong ra ngoài. Vỏ bánh dẻo do bánh không bị nén khi luộc, cách xếp dọc.
Nhân đỗ bùi, hạt tiêu, muối và thịt ướp vừa đủ cho cảm giác ăn dễ chịu không bị ngán, bánh lượng mỡ ít nên những người sợ mỡ ăn bình thường.
Nếu bạn muốn có chiếc bánh để ăn nhanh khi đói, hoặc dùng trong mâm cỗ gia đình thì bánh chưng gù là sự lựa chọn để giúp mâm cỗ nhà bạn thêm hấp dẫn và khác biệt!